Thông tin chung về đào tạo cao học

  1. Khóa đào tạo, năm học, học kỳ và thời gian đào tạo
    • Chương trình đào tạo được thực hiện theo khóa học
    • Thời gian đào tạo:
      • Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ từ 1.5 năm đến 2 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học.
      • Thời gian kéo dài được phép là 1 năm cho đào tạo thạc sĩ.
  2. Tổ chức lớp học
    • Mỗi khóa học được chia thành các lớp theo chuyên ngành và hoạt động dưới sự tổ chức của Trợ lý đào tạo Sau đại học thông qua Ban cán sự lớp
    • Lịch học, lịch thi và lịch serminar, kết quả môn học được thông báo tới ban cán sự lớp hoặc trang web của Khoa về đào tạo Sau đại học: http://groups.goole.com/group/thongtincaohoctoan
  3. Đăng kí học tập
    • Số tín chỉ đăng kí học trong mỗi học kì (trừ thời gian thực hiện chuyên đề tiến sĩ, tiểu luận thạc sĩ, luận văn, luận án): tối thiểu 6 tín chỉ và tối đa 18 tín chỉ.
    • Trường hợp HV có nguyện vọng đăng kí học ít hơn số tín chỉ tối thiểu trong một học kì phải được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa và Nhà trường.
  4. Kiểm tra môn học
    • Việc đánh giá điểm thành phần và điểm thi kết thúc chuyên đề do giáo viên dạy quy định và tổ chức.
    • Học viên vắng mặt có lý do chính đáng (được cơ quan có thẩm quyền xác nhận) trong kỳ kiểm tra môn học được kiểm tra bổ sung (hình thức kiểm tra do giáo viên giảng dạy quyết định).
    • Khoa sẽ tổ chức thi kết thúc môn học sau khi môn học kết thúc (khoảng sau 2-4 tuần).
    • Học viên được dự thi kết thúc môn học khi có đủ các điểm kiểm tra thành phần theo quy định của môn học và đóng học phí đầy đủ.
    • Trường hợp học viên không đủ điều kiện dự thi kết thúc môn học hoặc kết quả môn học dưới điểm F( tương ứng 4.0) sẽ phải đăng kí học lại với khóa sau và phải tự túc kinh phí học tập.
  5. Đánh giá kết quả môn học
    • Điểm đánh giá học phần là điểm trung bình có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận (gồm điểm kiểm tra thường xuyên, điểm chuyên cần,...) và điểm thi kết thúc học phần, và điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc và có trọng số không dưới 60%.
    • Các điểm bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm từ 0 đến 10, lẻ đến 0.5. Điểm học phần được tính theo trọng số, làm tròn đến một chữ số thập phân và được chuyển thành điểm chữ với các mức như sau:
      • 9,0 – 10 tương ứng với  A+
      • 8,5 – 8,9  tương ứng với  A
      • 8,0 – 8,4 tương ứng với  B+
      • 7,0 – 7,9 tương ứng với B
      • 6,5 – 6,9 tương ứng với C+
      • 5,5 – 6,4 tương ứng với C
      • 5,0 – 5,4 tương ứng với D+
      • 4,0 – 4,9 tương ứng với D
      • Dưới 4,0 tương ứng với  F
    • Học viên không dự kiểm tra, không dự thi kết thúc học phần thiếu lí do chính đáng sẽ nhận điểm không (điểm 0). Điểm đạt yêu cầu của học phần là điểm D trở lên
  6. Học lại và học cải thiện điểm
    • Đối với các học phần bắt buộc, nếu bị điểm F, học viên phải đăng kí học lại học phần đó.
    • Đối với học phần tự chọn, nếu bị điểm F, học viên đăng kí học lại học phần đó hoặc đăng kí học học phần tự chọn khác cùng khối kiến thức để thay thế.
    • Đối với các học phần đạt điểm D trở lên, học viên được đăng kí học lại học phần đó hoặc học đổi sang học phần khác (nếu là học phần tự chọn) để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy.  Trong trường hợp điểm cải thiện thấp hơn điểm lần đầu thì sẽ giữ nguyên điểm lần đầu. Học viên chỉ được đăng kí học cải thiện điểm một lần cho mỗi học phần.
  7. Tính điểm trung bình chung
    • Để tính điểm trung bình chung học kì và điểm trung bình chung tích lũy, mức điểm chữ các học phần được quy đổi sang thang điểm 4 như sau:
      • A+  tương ứng với  4,0
      • A  tương ứng với  3,7 
      • B+  tương ứng với  3,5
      • B tương ứng với  3,0
      • C+ tương ứng với  2,5
      • C  tương ứng với  2,0
      • D+  tương ứng với  1,5
      • D tương ứng với  1,0
      • F  tương ứng với  0
    • Điểm trung bình chung học kì và điểm trung bình chung tích lũy được tính: trung bình chung của các tích các điểm học phần với số tín chỉ của học phần và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.