Nhóm nghiên cứu mạnh - GS. TS. Phạm Chí Vĩnh

Nhóm nghiên cứu “ Sóng trong các môi trường đàn hồi” được thành lập từ năm 2006 do GS. TS. Phạm Chí Vĩnh, chủ nhiệm Bộ môn Cơ học, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, làm trưởng nhóm. Nhóm tập trung vào giải quyết các bài toán liên quan đến truyền sóng trong các môi trường đàn hồi và các ứng dụng. Hiện nay, nhóm có 16  thành viên, trong đó có 4 tiến sỹ, 3 NCS và 9 học viên cao học. 

Nhóm tập trung vào bốn hướng nghiên cứu chính sau: 

  • Sóng mặt Rayleigh, Stoneley. Mục tiêu chính là tìm ra các phương trình tán sắc dạng hiện, các công thức vận tốc sóng.
  • Phương pháp tỷ số H/V.
  • Sóng trong các môi trường phân lớp.  Mục tiêu chính là tìm ra các công thức dạng hiện cho hệ số phản xạ, hệ số khúc xạ, các phương trình tán sắc của các sóng. Đề ra các phương pháp mới để giải số các bài toán truyền sóng trong các môi trường phân lớp khi số lớp là lớn (tùy ý).
  • Sóng trong các môi trường có biên hay biên phân chia với độ nhám cao. Mục đích của hướng nghiên cứu này là:

          + Tìm ra các phương trình thuần nhất hóa dạng hiện cho các lý thuyết: lý thuyết đàn hồi, lý thuyết đàn hồi-nhiệt, lý thuyết đàn-điện…trong các miền hai chiều có biên hay biên phân chia với độ nhám cao.

          + Sử dụng các phương trình tìm được để nghiên cứu các bài toán về sự phản xạ, khúc xạ, truền sóng trong các môi trường chứa biên hy biên phân chia với độ nhám cao.

Mục tiêu của nhóm là đẩy mạnh các nghiên cứu mang tính quốc tế và tăng cường hợp tác quốc tế. Số lượng bài báo ISI của nhóm đăng trong các năm gần đây là:

- Năm 2009: 3 bài

- Năm 2010: 5 bài

- Năm 2011: 5 bài

- Năm 2012: 5 bài

- Năm 2013: 6 bài

- Năm 2014-04/2014: 5 bài

Ngoài mục tiêu công bố quốc tế, nhóm còn tăng cường các hợp tác quốc tế để thiết lập các mối quan hệ quốc tế phục vụ cho công việc nghiên cứu. Cụ thể là nhóm đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế ICTP (thuộc UNESCO) thông qua một chương trình hợp tác dài hạn (Federation Program). Hiện nay  nhóm đã  có 01 Senior Associate, 01 Junior Associate và 02 NCS làm luận án tiến sỹ theo chương trình STEP tại ICTP. Nhóm có 01 Associate của TWAS (The Third World Accademy of Science). Ngoài ra nhóm đang hợp tác với 07 nhóm nghiên cứu quốc tế khác với nhiều công bố chung quốc tế. Cụ thể là nhóm đã có hợp tác với nhóm nghiên cứu mạnh khác trên thế giới sau:

  • Từ 2002, hợp tác với nhóm nghiên cứu  của GS. Ogden, Đại học Tổng hợp Glasgow, về các bài toán truyền sóng trong các môi trường đàn hồi phi tuyến có biến dạng trước. Đã có 04 bài báo ISI viết chung.
  • Từ năm 2006, hợp tác với nhóm của GS. Malischesky, Đại học tổng hợp Jena, cộng hòa liên bang Đức, về vấn đề truyền sóng Rayleigh và đã có 10 bài báo ISI viết chung.
  • Từ năm 2009, hợp tác với nhóm nghiên cứu của GS  Jose Merodio, Đại học Bách Khoa Madrid, Tây Ban Nha, về vấn đề “Nghiên cứu các mô hình cơ học của các mô mềm” và có 03 bài báo ISI viết chung.
  • Từ năm 2008, hợp tác  với nhóm nghiên cứu của   Dr Geza Seriani,  Viện Địa Vật lý quốc gia của Italia, về vấn đề “Nghiên cứu sóng mặt Rayleigh và  Stoneley dưới tác dụng của trọng trường” và đã có 02 bài báo ISI viết chung.
  • Từ năm 2011, hợp tác với nhóm nghiên cứu của Dr   Karim Aoudia, ICTP, Italy, về vấn đề “Nghiên cứu sự truyền sóng trong các môi trường đàn hồi xốp”.
  • Từ 2013, hợp tác với nhóm nghiên cứu của Dr. Marcos, Viện toán CIMAT của Mexico, về vấn đề “Bài toán ngược trong môi trường phân lớp”.

Một trong những nhân tố để dẫn đến thành công của nhóm là môi trường nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, mang tính quốc tế. Nhóm tổ chức seminar hàng tuần với nhiều bài toán được quan tâm. Các kết quả nghiên cứu mới của thế giới theo hướng nghiên cứu của nhóm đều được cập nhật thường xuyên thông qua các buổi làm việc tại seminar và các đợt công tác nước ngoài của các thành viên của nhóm. Nhóm cũng thường xuyên mời các báo cáo viên tại các nhóm mạnh trong ngành Cơ học ở trong nước đến báo cáo seminar để tìm kiếm hợp tác. Hiện nay nhóm đang chủ trì 03 đề tài Nafosted trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, và điều này đã hỗ trợ các thành viên của nhóm về mặt tài chính để có thể tập trung thời gian vào công việc nghiên cứu và giúp nhóm có kinh phí tham gia các hội nghị trong nước và quốc tế trên thế giới.

 

Báo cáo hoạt động khoa học của nhóm 2015-2016: