CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH MÁY TÍNH KHOA HỌC THÔNG TIN


 

NGÀNH:    Máy tính và khoa học thông tin

MÃ SỐ:      52480105

(Ban hành theo Quyết định số 3552 /QĐ-ĐHQGHN, ngày  28 tháng  09  năm 2015

của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

1. Về kiến thức

Ngoài các kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên được trang bị cơ sở toán học và các kiến thức nền tảng của khoa học máy tính, cũng như các kiến thức ứng dụng các mô hình toán học và thống kê để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực khoa học thông tin. Các kiến thức về thu thập, tổ chức, lưu trữ và khai thác thông tin trên máy tính được đặc biệt chú trọng.

1.1.  Kiến thức chung trong ĐHQGHN

  • Vận dụng được các kiến thức về tư tưởng đạo đức cách  mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống.
  • Áp dụng được kiến thức công nghệ thông tin trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
  • Vận dụng được kiến thức về ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc chuyên môn. Chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ: tương đương bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
  • Đánh giá và phân tích được các vấn đề an ninh quốc phòng và có ý thức cảnh giác với những âm mưu chống phá cách mạng của các thế lực thù địch.

1.2. Kiến thức theo lĩnh vực

  • Trang bị cho sinh viên các kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn.

1.3. Kiến thức của khối ngành

  • Vận dụng được các kiến thức về cơ sở vật lí trong việc học tập và nghiên cứu.

1.4. Kiến thức của nhóm ngành

  • Ứng dụng các mô hình toán học và thống kê để tối ưu hoá việc giải quyết các vấn đề xử lí thông tin.

1.5. Kiến thức ngành

  • Có khả năng ứng dụng tri thức về tính toán và toán học, đặc biệt là toán rời rạc, xác suất và thống kê.
  • Có kiến thức về thu thập, tổ chức và lưu trữ thông tin trên máy tính.
  • Có khả năng thiết kế và triển khai thực nghiệm, phân tích và diễn giải dữ liệu. 
  • Có khả năng thiết kế, cài đặt và đánh giá một hệ thống hay một thành phần phần mềm, đáp ứng các ràng buộc về thời gian, bộ nhớ cũng như các ràng buộc kinh tế, xã hội, v.v.
  • Có khả năng xác định, mô hình hoá và giải quyết các vấn đề tính toán.
  • Có khả năng sử dụng các kĩ thuật, các công cụ hiện đại cho công việc tính toán chuyên nghiệp.
  • Có khả năng ứng dụng cơ sở toán học, nguyên lí thuật toán và các lí thuyết tin học trong việc mô hình hoá và thiết kế các hệ thống trên máy tính, có tính tới việc cân bằng các ràng buộc.
  • Vận dụng tổng hợp kiến thức thu được để phân tích, mô hình hoá, thiết kế và đánh giá một hệ thống thông tin.

2. Về kĩ năng

2.1 Kĩ năng cứng

2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp

  • Có đạo đức nghề nghiệp: trung thực, trách nhiệm, đáng tin cậy.
  • Có kĩ năng tổ chức và sắp xếp công việc, có khả năng làm việc độc lập.
  • Có kĩ năng tham khảo tài liệu tiếng Anh chuyên ngành.
  • Có hiểu biết về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.
  • Có kĩ năng lập trình trên các hệ thống máy tính hiện đại.
  • Có kĩ năng phân tích, thiết kế và triển khai các hệ thống thông tin.
  • Có kĩ năng ứng dụng các mô hình toán học để xử lí thông tin.
  • Có kĩ năng xử lí thông tin, phát hiện tri thức bằng các phương pháp dựa vào thống kê.

2.1.2. Kĩ năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

  • Có kĩ năng phát hiện vấn đề và đánh giá phân tích vấn đề.
  • Có kiến thức về các vấn đề hiện đại
  • Có kĩ năng giải quyết vấn đề sử dụng kiến thức khoa học máy tính và khoa học thông tin.
  • Có kĩ năng đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề.

2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

  • Có khả năng thực hiện các đề tài nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia. 
  • Có khả năng đọc hiểu các tài liệu khoa học trong lĩnh vực khoa học thông tin và máy tính.
  • Có khả năng triển khai mô hình tính toán, đánh giá được hiệu quả mô hình.

2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống

  • Có khả năng tư duy logic về toán học và phân tích, tổng hợp, xây dựng thuật toán và hệ thống thông tin.

2.1.5 Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh

  • Nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân với xã hội và cơ quan công tác.
  • Nắm bắt được nhu cầu xã hội với kiến thức khoa học chuyên ngành.

2.1.6 Bối cảnh tổ chức

  • Phân tích được đặc điểm và tình hình đơn vị.
  • Xây dựng kế hoạch và phát triển đơn vị.
  • Tạo được mối liên hệ với các đối tác chủ yếu.

2.1.7 Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

  • Có năng lực sư phạm, giảng dạy.
  • Có năng lực nghiên cứu khoa học.
  • Có kĩ năng tiếp thu công nghệ mới.
  • Có kĩ năng quản lí đề tài và làm đề tài.
  • Có khả năng trình bày hiệu quả với các đối tượng khác nhau.

2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

  • Có kĩ năng sử dụng kiến thức trong công tác.
  • Có kĩ năng thiết kế dự án chuyên ngành máy tính và khoa học thông tin.
  • Có kĩ năng sáng tạo các phương án, dự án mới.

2.2. Kĩ năng mềm

2.2.1. Các kĩ năng cá nhân

  • Có kĩ năng học và tự học, chăm chỉ, nhiệt tình, tự tin, sáng tạo và say mê trong công việc.
  • Thích ứng nhanh với công việc và sự thay đổi trong công việc.
  • Có kĩ năng sống hòa nhập với môi trường và đồng nghiệp.

2.2.2. Làm việc nhóm

  • Có kĩ năng làm việc theo nhóm.
  • Có khả năng làm việc trong các nhóm đa ngành.
  • Xây dựng và điều hành nhóm làm việc hiệu quả.
  • Liên kết được các nhóm.

2.2.3. Quản lí và lãnh đạo

  • Tổ chức phân công công việc trong đơn vị.
  • Đánh giá hoạt động của cá nhân và tập thể.
  • Liên kết được các đối tác đối thủ.

2.2.4. Kĩ năng giao tiếp

  • Sắp xếp được nội dung, ý tưởng giao tiếp.
  • Khả năng thuyết trình lưu loát.
  • Có kĩ năng giao tiếp giữa các cá nhân.

2.2.5. Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ: IELTS 4.0

  • Đọc hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành

2.2.6 Các kĩ năng mềm khác

  • Các kĩ năng bổ trợ cần thiết sẽ được lồng ghép nội dung vào trong các học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo

3. Về phẩm chất đạo đức

3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

  • Sẵn sàng đương đầu với khó khăn.
  • Kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê, sáng tạo.
  • Lễ độ, khiêm tốn, chí công vô tư.

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

  • Trung thực, có trách nhiệm trong công việc.
  • Đáng tin cậy trong công việc.

3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

  • Tuân thủ luật pháp và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
  • Có ý thức phục vụ cao, nhiệt tình tham gia các hoạt động.

4. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

  • Làm nghiên cứu và phát triển tại các Viện nghiên cứu.
  • Các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp có hệ thống thông tin và nhu cầu khai thác thông tin hiệu quả.
  • Làm công tác giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông trong lĩnh vực khoa học máy tính và khoa học thông tin.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

  • Sinh viên đủ điều kiện và có nhu cầu học tập nâng cao trình độ trong lĩnh vực chuyên môn của mình sẽ có thể học tiếp ở bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ.